Không! Họ có thể la hét, họ có thể bóp cổ ta, họ có thể xé toang lồng ngực ta, nhưng những niềm tin không gì lay chuyển dựa trên lương tâm luôn luôn đúng và không bao giờ sai lầm như nhịp tim trong lòng (và ta biết trong đời riêng chúng ta thường cố gắng đè nén chính tiếng nói lương tâm ấy).
dissentmagazine.org/files/TwoLettersfromSolzhenitsyn.pdf
Trần Quốc Việt (danlambao)
Alexander Solzhenitsyn - Công lý và lương tâm
Xin đừng bảo tôi rằng mỗi người hiểu công lý theo cách riêng của mình. Không! Họ có thể la hét, họ có thể bóp cổ ta, họ có thể xé toang lồng ngực ta, nhưng những niềm tin không gì lay chuyển dựa trên lương tâm luôn luôn đúng và không bao giờ sai lầm như nhịp tim trong lòng - và ta biết trong đời riêng chúng ta thường cố gắng đè nén chính tiếng nói lương tâm ấy...
Tôi nghĩ tôi đã không thổ lộ hết với các bạn mọi điều, tôi đã không nói rõ ra trọn vẹn những ý nghĩ của mình. Nên ở đây tôi muốn nói thêm mấy lời.
Công lý là tài sản chung của nhân loại suốt từ xưa đến nay. Công lý luôn luôn tồn tại cho đa số ngay cả khi công lý bị các giới ("độc quyền") nào đấy bóp méo. Hiển nhiên công lý là một khái niệm chỉ có ở con người, vì người ta không thể nào truy ra cội nguồn của công lý ở bất kỳ nơi nào khác.
Công lý vẫn tồn tại cho dù chỉ có vài cá nhân thừa nhận chỉ mình nó. Theo tôi tình yêu công lý là tình cảm khác với tình yêu con người (hay ít ra hai thứ tình này giống nhau chỉ phần nào thôi). Cho nên trong những thời kỳ suy đồi tràn lan, khi câu hỏi được đưa ra, " Tại sao phải bận tâm?" "Những hy sinh như thế phỏng được gì?" ta có thể tự tin trả lời: "Vì công lý."
Không có gì tương đối về công lý, vì không có gì tương đối về lương tâm. Thật ra, công lýchính là lương tâm, không phải lương tâm cá nhân mà lương tâm của toàn thể nhân loại. Những ai sáng suốt thừa nhận tiếng nói của lương tâm mình cũng thường thừa nhận tiếng nói của công lý. Tôi suy tư đến điều ấy trong tất cả các vấn đề về xã hội hay lịch sử (tức những vấn đề nếu chúng ta ý thức được không phải qua tin đồn hay từ sách vở, mà bởi qua cảm nhận tinh thần), công lý sẽ luôn luôn gợi ra cách hành động (hay phán xét) mà sẽ không xung đột với lương tâm của chúng ta.
Vì trí tuệ của chúng ta thường không đủ để nắm bắt, để hiểu, và để thấy trước được con đường của lịch sử (và, như người ta nói, " kế hoạch" lịch sử đã được chứng minh là vô lý) ta sẽ không bao giờ sai lầm nếu trong bất kỳ hoàn cảnh nào ta cũng hành động đúng theo công lý (điều này nói theo lối cũ trong tiếng Nga là: sống bằng sự thật * ). Nhờ thế, ta sẽ luôn luôn có thể hành động chứ không chỉ là nhân chứng thụ động.
Và xin đừng bảo tôi rằng "mỗi người hiểu công lý theo cách riêng của mình."
Chẳng hạn, tôi chắc chắn rằng những người giỏi nhất trong những người Ả Rập hiểu rằng - theo công lý - Do thái có quyền tồn tại và sống.
Ryazan, tháng Mười 1967
Nguồn: tạp chí Survey, Số 73, mùa Thu 1969
Tạp chí Dissent đăng lại
Lời người dịch - Tác giả viết lá thư sau cho ba sinh viên đã đến thăm ông. Tựa đề của người dịch.
Tags:
Bài Viết
Việt Nam ‘thuộc nhóm rủi ro chính trị’
Một hãng tư vấn rủi ro xếp Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam nằm trong số các nước nhiều rủi ro chính trị nhất trong 15 nền kinh tế được khảo sát.
Phân tích cho thấy rủi ro chính trị giảm đi tại các nền kinh tế đang lên nói chung sau những diễn biến tại Bắc phi và Trung Đông hồi năm...
Đất nước đột quỵ nếu không trị nổi tham nhũng
Năm năm trước, khi Việt Nam gia nhập WTO, các nghị quyết của đảng CS đều liên tiếp lên giọng hứa hẹn một mức phát triển kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện, bảo đảm xã hội đang hướng đến mục tiêu dân chủ, bình đẳng, văn minh và hạnh phúc cho toàn dân. Nghe thật hay, như rót mật vào tai....
Phúc trình Toàn cầu 2012: Việt Nam
Human Rights Watch – Lúc 23:16, ngày 24.01.2012, Tổ chức theo dõi nhân quyền, khu vực Á Châu, đã gởi đến VRNs bản Phúc Trình Toàn Cầu 2012 về Việt Nam và Trung Quốc.
VRNs xin giới thiệu để độc giả khắp nơi có cơ hội tham khảo.
Chính phủ Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống các...
Qui hoạch "treo": Cái thòng lọng siết cổ dân nghèo
Viết cho đồng bào nghèo quê hương tôi...
- Chắc có lẽ đi cùng trời cuối đất trên thế giới này không đâu có cái danh từ “qui hoạch treo” hay “dự án treo” như tại Việt Nam. Bởi vậy vợ chồng em tôi ở nước ngoài về chơi, nói chuyện quê nhà, cứ tủm tỉm cười hoài : Mấy ông CSVN “khỏe” thật ! cái thứ...
Ngoái nhìn năm 2011
Năm 2011 có rất nhiều sự kiện sống động
Kể từ khi bức tường Berlin sụp đổ, Liên Xô và khối XHCN Đông Âu tan rã cho đến nay, có lẽ năm 2011 vừa qua là năm nhân loại chứng kiến nhiều biến động nhất. Từ thế giới dân chủ văn minh đến những quốc gia độc tài man rợ còn sót lại trên hành tinh, con...
Topic: Alexander Solzhenitsyn - Công lý và lương tâm
No comments found.